Để đánh bóng ô tô, nhất là thực hiện toàn bộ các bước hiệu chỉnh sơn xe cần rất nhiều nguyên vật liệu, dụng cụ, máy móc chuyên dụng. Nhưng quan trọng hơn là đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm cao.
Trên thực tế, khó thể nắm được các kỹ thuật đánh bóng ô tô chỉ qua việc nghiên cứu tài liệu, xem video hướng dẫn đánh bóng ô tô. Bởi để đánh bóng ô tô đúng kỹ thuật cần tính toán, xác định số vòng quay, kiểm soát tốc độ di chuyển máy, hướng di chuyển, thời gian đánh bóng phù hợp. Để thành thục phải trải qua quá trình tập luyện rất nhiều.
(Xem thêm: Gia công Puly)
Nếu đánh bóng ô tô sai cách không chỉ không thể xoá xước mà còn dễ tạo thêm vết xước mới. Trường hợp nghiêm trọng hơn là làm tổn hại, mài mòn sâu lớp sơn xe. Vì vậy, tốt nhất nên tìm đến các dịch vụ đánh bóng xe hơi chuyên nghiệp.
Bước 1. Vệ sinh ngoại thất: Rửa xe ô tô và tẩy sạch những vết bẩn trên bề mặt sơn xe. Trong quá trình sử dụng xe bị bám dính nhiều bụi sắt nhựa đường. Để hiệu chỉnh sơn đẹp cần dùng các dụng cụ như thanh đất sét clay bar để xử lý. Việc này sẽ không thể thực hiện nếu xe chưa được rửa sạch.
Bước 2. Kiểm tra: Dùng đèn kiểm tra khuyết tật sơn xe và dụng cụ đo độ dày sơn xe để kiểm tra một lượt, đánh dấu các vị trí khuyết tật, mức độ khuyết tật.
Bước 3. Xả nhám: Mỗi dòng xe sẽ có nền sơn khác nhau. Ví dụ dòng xe châu Âu thường có nền sơn khá cứng, còn dòng xe châu Á như xe Nhật, xe Hàn… nền sơn xe lại mềm hơn. Do đó việc chọn loại nhám phù hợp để làm nhẵn, mờ các vết trầy cực kỳ quan trọng.
Bước 4. Đánh bóng/ Hiệu chỉnh sơn: Đây là công đoạn đòi hỏi trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm cao. Tuỳ vào trình trạng bề mặt sơn mà sẽ có nhiều bước đánh bóng khác nhau nhằm làm phẳng, tạo sự đồng nhất cho sơn xe.
Bước 5. Phủ lớp bảo vệ: Sau khi đánh bóng nền sơn, xe sẽ được vệ sinh và lau lại bằng hóa chất, khăn lau chuyên dụng. Để tạo thêm lớp bảo vệ cho sơn cũng như tăng độ sáng bóng thường sẽ thêm công đoạn phủ nano hoặc phủ ceramic ô tô.
Ngoài sơn xe, một số bộ phận khác trên xe ô tô cũng có thể làm mới lại nhờ phương pháp hiệu chỉnh – đánh bóng. Quy trình đánh bóng cũng tương tự như đánh bóng sơn xe ô tô nhưng kỹ thuật sẽ khác tuỳ theo bề mặt cần xử lý.
Đánh bóng kính lái
Kính ô tô, nhất là kính lái ô tô cũng dễ bị trầy, xước do vệ sinh không đúng cách, sử dụng cần gạt mưa xuống cấp, va chạm với các vật sắt nhọn… hay bị xỉn màu do nhiệt độ, độ ẩm, hoá chất… Đánh bóng kính ô tô không chỉ xoá xước mà còn giúp phục hồi độ trong cho kính, làm kính sáng hơn.
Đánh bóng đèn
Đèn pha xe ô tô thường có chụp đèn bên ngoài làm bằng nhựa polycarbonate. Loại nhựa này có nhược điểm dễ bị tác động bởi nhiệt, bức xạ, bụi bẩn, các chất ô nhiễm… Đây là lý do vì sao sau một thời gian sử dụng, đèn xe ô tô thường bị ố vàng, mờ đục, bám bẩn… Bên cạnh đó, nhựa polycarbonate cũng dễ bị trầy xước khi gặp các tác động vật lý.
Khi lái xe trong điều kiện thiếu sáng, đèn xe ô tô đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu đèn xe ô tô bị xuống cấp sẽ khiến luồng sáng chiếu ra bị phân tán, cường độ ánh sáng bị giảm đáng kể. Đánh bóng đèn xe ô tô sẽ giúp khắc phục tình trạng trên. Đánh bóng đèn giúp xử lý được các vết trầy xước, vết hư hại trên bề mặt chụp đèn, trả lại độ trong và sáng cho đèn xe.
Đánh bóng lazang
Lazang ô tô (mâm) ngày nay thường làm bằng hợp kim. Nằm ở vị trí khá thấp, lại thường xuyên tiếp xúc với đất cát, sình lầy, khói bụi, đất đá… nên sau một thời gian sử dụng lazang xe dễ bị trầy xước, nhiễm bẩn ăn mòn, không còn bóng đẹp như ban đầu. Đánh bóng lazang ô tô sẽ giúp loại bỏ các khuyết tật trên bề mặt, lấy lại vẻ đẹp sáng bóng cho lazang xe.
Đánh bóng lốp
Lốp ô tô hiển nhiên sẽ nhanh bẩn và cũ vì mỗi ngày tiếp xúc rất nhiều với các chất bẩn từ mặt đường, lại còn bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao. Đánh bóng lốp xe ô tô cũng là cách giúp lốp ô tô trông bóng và mới hơn.
So với những bộ phận khác, đánh bóng lốp xe ô tô khá đơn giản. Để đánh bóng lốp ô tô chỉ cần dùng dung dịch đánh bóng lốp ô tô xịt trực tiếp lên bề mặt, dùng khăn mịn chuyên dụng chà rồi lau sạch đi. Các loại dung dịch chuyên dụng này sẽ giúp phục hồi màu đen tự nhiên của lốp xe.
Đánh bóng nội thất
Trong quá trình sử dụng, nhiều vị trí bằng nhựa bóng, mạ bạc, mạ chrome… bên trong nội thất xe ô tô cũng rất dễ bị trầy xước. Vệ sinh nội thất xe và đánh bóng sẽ giúp xoá vết xước, lấy lại độ sáng bóng ban đầu cho các chi tiết này.